TRUNG TÂM GIÁO DỤC

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI LÀ GÌ?

GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH NGOẠI HỐI

Mặc dù thị trường giao dịch ngoại hối là thị trường giao dịch lớn nhất trên thế giới nhưng phạm vi hoạt động của nó trong lĩnh vực bán lẻ vẫn lu mờ so với thị trường vốn chủ sở hữu và các thị trường thu nhập cố định. Một trong những lí do chính là do thiếu nhận thức chung về ngoại hối trong cộng đồng nhà đầu tư, cùng với sự thiếu hiểu biết về cách thức đồng tiền di chuyển. Sự bí hiểm của thị trường này còn thể hiện ở việc không có các dạng giao dịch vật chất giống như NYSE hoặc CME. Chính sự thiếu hụt về kết cấu đã cho phép thị trường ngoại hối hoạt động trên cơ sở 24h, bắt đầu ngày giao dịch ở New Zealand và tiếp tục đến các múi giờ tiếp theo.

Thông thường, việc tiếp cận với thị trường ngoại hối được giới hạn trong cộng đồng ngân hàng, là những người giao dịch với khối lượng lớn các loại tiền tệ cho thương mại, bảo hiểm rủi ro hoặc các mục đích đầu cơ. Sự ra đời của các công ti như USG đã mở cửa giao dịch ngoại hối cho các thể chế như nhà quản lí quỹ và tiền bạc, cũng như các nhà kinh doanh bán lẻ. Khu vực này của thị trường đã phát triển theo cấp số nhân trong vài năm qua.

GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LÀ GÌ?

Trong một giao dịch ngoại hối, một đồng tiền được bán để đổi lấy nhau. Tỉ giá thể hiện giá trị tương đối giữa hai đồng tiền. Đơn vị tiền tệ thường được xác định bởi mã "Swift" gồm ba chữ số. Ví dụ, EUR = Euro, USD = Đô la Mỹ, CHF = Franc Thụy Sĩ và tương tự. Một danh sách đầy đủ các mã có thể được tìm thấy ở đây. Tỉ giá EUR/USD bằng 1,5000 có nghĩa là 1 EUR trị giá bằng 1,5 USD.

Đôi khi, EUR/USD được coi như 1 cặp tiền tệ. Tỉ giá có thể bị đảo ngược. Cho nên tỉ giá của EUR/USD 1.5 sẽ giống với tỉ giá USD/EUR 0.666.Nói cách khác, 1 USG đáng gía 0.666EUR. Tỉ giá của thị trường thường là các ngoại tệ khác nhau đổi ra USD, nhưng cũng có ngoại lệ, như cặp EUR/USD, hoặc GBP/USD(bảng Anh)

BIỂU TƯỢNG NGOẠI TỆ

Tiền tệ, giống như cổ phiểu, có kí hiệu riêng để phân biệt với các loại tiền tệ khác. Vì tiền tệ được quy đổi giá trị theo giá trị của loại tiền tệ khác, một cặp tiền tệ bao gồm “tên” cho cả hai loại tiền tệ, cách nhau bởi một dấu gạch chéo (“/”). “Tên” chúng được viết tắt bằng ba chữ cái. Hầu hết trong các trường hợp, hai chữ cái đầu tiên là để nhận dạng đất nước. Chữ cái cuối cùng là chữ cái đầu tiên của đơn vị tiền tệ đất nước đó.

Ví dụ,
USD = Đô la Mỹ
GBP = Đồng Bảng Anh
JPY = Yên Nhật
CAD = Đô la Canada
CHF = Franc Thụy Sỹ
NZD = Đô la New Zealand
AUD = Đô la Úc
NOK = Krona Nauy
SEK = Krona Thụy Điển
Bởi đồng Euro châu Âu không phải là đồng tiền riêng của một nước nào nên nó được gọi đơn giản là EUR. Khi kết hợp một loại tiền (EUR) với một loại tiền khác (USD), bạn đã tạo ra một cặp tiền tệ – EUR/USD

ĐỒNG TIỀN CƠ SỞ VÀ ĐỒNG TIỀN ĐỊNH GIÁ

Có một loại tiền trong một cặp tiền tệ luôn luôn chiếm ưu thế. Loại tiền đó được gọi là đồng tiền cơ sở. Đồng tiền cơ sở là loại tiền đứng đầu tiên trong một cặp tiền tệ. Đây chính là loại tiền không đổi khi xác định giá một cặp tiền tệ.

Đồng Euro là đồng tiền cơ sở chi phối tất cả các loại tiền khác trên thế giới. Như vậy, những cặp tiền tệ so với đồng Euro sẽ được xác định ví dụ như EUR/USD, EUR/GBP, EUR/CHF, EUR/JPY, EUR/CAD, vân vân. Đồng Euro luôn đứng đầu tiên trong các cặp tiền quy đổi.

Đồng Bảng Anh là loại tiền tiếp theo trong thứ tự của tên gọi tiền tệ chiếm ưu thế. Các cặp tiền tệ chủ yếu được đối chiếu với đồng Bảng Anh là GBP/USD, GBP/CHF, GBP/JPY, GBP/CAD, vân vân. Ngoài cặp EUR/GBP, GBP được coi là loại tiền chiếm ưu thế đầu tiên trong một cặp tiền tệ.

Đồng Đô la Mỹ là loại tiền cơ sở chiếm ưu thế tiếp theo. USD/CAD, USD/JPY, USD/CHF là những quy ước về cặp tiền tệ thông dụng đối với các loại tiền chủ chốt. Vì đồng Euro và đồng Bảng Anh chiếm ưu thế hơn trong đồng tiền cơ sở, đồng Đô la Mỹ là loại tiền đứng sau khi quy đổi với đồng Euro (EUR/USD) và đồng Bảng Anh (GBP/USD). Đồng tiền cơ sở rất quan trọng vì nó quyết định giá trị của các loại tiền tệ (tượng trưng hoặc thực tế) được trao đổi khi một thỏa thuận ngoại hối được giao dịch. Loại tiền đứng sau được gọi là đồng tiền định giá trong cặp tiền tệ quy đổi.

THÀNH VIÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Có rất nhiều loại người khác nhau tham gia thị trường ngoại hối, vì vậy họ thường tìm kiếm các kết quả khác nhau khi giao dịch. Đó là lí do vì sao THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI thường được coi là trò chơi “tổng bằng không”- nghĩa là những gì mà một nhà đầu tư làm ra bằng, về mặt lí thuyết, với những gì mà người khác bị mất- có vô số cơ hội để kiếm tiền. Thị trường ngoại hối có thể được coi là một cái bánh trong bữa ăn tươm tất của tất cả mọi người.

Thông thường, các ngân hàng là những thành viên chủ yếu của thị trường ngoại hối. Họ vẫn duy trì là những người chơi lớn nhất trong thị phần, nhưng tính minh bạch đã làm cho thị trường ngoại hối dân chủ hơn. Hiện tại, hầu như tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận với các mức giá hẹp tối đa như nhau được niêm yết trên thị trường liên ngân hàng. Vì vậy, tuy các ngân hàng vẫn là người chơi chính trong thị trường ngoại hối nhưng một nhân tố mới của nhà tạo lập thị trường, chẳng hạn các chuyên gia tư vấn quỹ đầu tư và kinh doanh hàng hóa đã nổi lên trong thập kỉ qua.

Các Ngân hàng Trung ương cũng đóng một vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối, khi mà các tập đoàn quốc tế đều có lợi ích trong phiên giao dịch do tiếp xúc với những rủi ro của thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối bán lẻ đã mở rộng nhanh chóng trong thập kỉ trước, khó mà có thể thống kê được con số chính xác thì thị trường này được ước tính chiếm khoảng 20% thị trường ngoại hối.

Giới thiệu về chúng tôi
Các nền tảng
Các loại tài khoản
Phân tích & Tin tức Thị trường
Trung tâm giáo dục
Đối tác & Chi nhánh