TRUNG TÂM GIÁO DỤC

PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Hiểu thế nào là phân tích cơ bản

Hai phương pháp chính để phân tích thị trường tiền tệ là phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Nguyên tắc cơ bản tập trung vào lí thuyết tài chính và kinh tế, cũng như sự phát triển chính trị, để xác định sức mạnh của cung và cầu. Điểm khác biệt rõ ràng giữa nguyên tắc cơ bản và kĩ thuật là phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân của biến động thị trường, trong khi phân tích kĩ thuật nghiên cứu những ảnh hưởng của biến động thị trường.

Phân tích cơ bản bao gồm việc phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô, thị trường tài sản và các toan tính chính trị khi đánh giá so sánh các loại tiền tệ với nhau. Chỉ số kinh tế vĩ mô bao gồm các nhân tố như tốc độ tăng trưởng, được đo bằng Tổng sản phẩm trong nước,tỉ giá lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, cung tiền, dự trữ ngoại hối và năng suất. Thị trường tài sản bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản. Những toan tính về chính trị ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của chính phủ của một quốc gia, điều kiện ổn định và mức độ chắc chắn.

Đôi khi chính phủ cũng là nguyên nhân của biến động thị trường ảnh hưởng đến đồng tiền của mình, có thể can thiệp để giữ giá trị của đồng tiền không bị sai lệch đáng kể so với mức không mong muốn. Can thiệp tiền tệ được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương và thường có một ảnh hưởng đáng chú ý, dù là tạm thời trên thị trường ngoại hối. Ngân hàng Trung ương có thể đơn phương thực hiện mua/bán ngoại tệ của mình với một đồng tiền khác hoặc tham gia can thiệp phối hợp để hợp tác với các Ngân hàng Trung ương khác nhămg tạo ra nhiều hiệu ứng rõ rệt hơn. Ngoài ra, một số nước có thể dịch chuyển giá trị tiền tệ của mình bằng cách ám chỉ hoặc đe dọa can thiệp. Dưới đây là danh sách những chỉ số kinh tế quan trọng của Mỹ:

Tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai là một phần quan trọng của dữ liệu thương mại quốc tế bởi nó là thước đo rộng nhất của thị trường mua bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán lãi và giao dịch đơn phương. Tài khoản vãng lai bao gồm cả cán cân thương mại. Nói chung, việc thâm hụt tài khoản vãng lai có thể làm suy yếu tiền tệ.

Cán cân thương mại

Cán cân thương mại phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. Cán cân thương mại dương, hoặc thặng dư, xảy ra khi xuất khẩu của một quốc gia lớn hơn nhập khẩu. Cán cân thương mại âm, hoặc thâm hụt, xảy ra khi có nhiều hàng hóa được nhập khẩu so với xuất khẩu.

Cán cân thương mại được theo dõi sát sao bởi những người tham gia thị trường ngoại hối do những ảnh hưởng mà cán cân này có thể mang lại. Nó thường được sử dụng như một thước đo của các hoạt động kinh tế tổng thể trong nền kinh tế của một quốc gia hoặc của khu vực. Hoạt động xuất khẩu không chỉ phản ánh vị thế cạnh tranh của quốc gia đó, mà còn phản ánh sức mạnh của hoạt động kinh tế ở nước ngoài. Xu hướng nhập khẩu phản ánh sức mạnh của hoạt động kinh tế trong nước.

Một quốc gia bị thâm hụt cán cân thương mại đáng kể có thường xu hướng sở hữu một đồng tiền yếu. Tuy nhiên điều này có thể bù đắp bằng cách đầu tư tài chính đáng kể trong nước.

Chỉ số hàng hóa lâu bền

Các đơn hàng hóa lâu bền là một thước đo các đơn đặt hàng mới được kí với các nhà sản xuất trong nước về việc giao các mặt hàng máy móc lâu bền ngay lập tức và trong tương lai. Phần trăm thay đổi hàng tháng phản ánh tốc độ thay đổi của các đơn này.

Chỉ số đơn đặt hàng hóa lâu bền là một chỉ số chủ chốt của các xu hướng ngành sản xuất. Sự gia tăng trong các đơn đặt hàng hóa lâu bền thường gắn kết với các hoạt động kinh tế mạnh mẽ hơn và có thể dẫn tới tỉ lệ lãi suất ngắn hạn cao hơn, thường sẽ hỗ trợ cho loại tiền tệ của nước đó.

Tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo rộng nhất của hoạt động kinh tế tổng hợp có sẵn. Đây là một chỉ số về giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia. GDP được báo cáo hàng quý và được theo dõi rất chặt chẽ, vì nó là chỉ số hàng đầu về sức mạnh của hoạt động kinh tế.

Báo cáo GDP có ba phiên bản: 1) phát hành trước (đầu tiên); 2) phát hành sơ bộ (sửa đổi lần 1); và 3) phát hành cuối cùng (thứ 2, và phiên bản cuối cùng) Những sửa đổi này thường có một tác động đáng kể trên thị trường.

Chỉ số GDP cao thường dẫn tới kì vọng lãi suất cao hơn, hầu như có ảnh hưởng tích cực cho loại tiền tệ liên quan, ít nhất là trong một thời gian ngắn, trừ khi cũng có những sức ép lạm phát.

Bên cạnh những chỉ số GDP, còn có chỉ số giảm phát GDP, đánh giá sự thay đổi về giá trong tổng GDP, cũng như trong mỗi thành phần. Các chỉ số giảm phát GDP là một thước đo lạm phát chính khác cùng với chỉ số CPI. Ngược lại với chỉ số CPI, các chỉ số giảm phát GDP có lợi thế bởi nó không phải là một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định, có nghĩa là sự thay đổi trong mô hình tiêu thụ hoặc giới thiệu hàng hóa và dịch vụ mới sẽ được phản ánh trong chỉ số giảm phát.

Khởi công nhà (Housing Starts)

Khởi công nhà đo việc bắt đầu xây dựng nhà ở (nhà riêng và căn hộ) mỗi tháng. Khởi công nhà được theo dõi chặt chẽ bởi chúng phản ánh tâm lí chung của thị trường trong nền kinh tế. Hoạt động xây dựng cao thường gắn liền với hoạt động kinh tế và niềm tin gia tăng, và có thể dự đoán lãi suất ngắn hạn cao hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo lạm phát. Nó phản ánh giá trung bình của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định được người tiêu dùng mua.

CPI là chỉ số lạm phát chính vì việc tiêu dùng chiếm gần hai phần ba hoạt động kinh tế. Chỉ số CPI tăng cao thường dẫn tới lãi suất ngắn hạn cao hơn, có thể hỗ trợ cho một loại tiền tệ trong một thời gian ngắn Tuy nhiên, nếu lạm phát trở thành một vấn đề lâu dài thì niềm tin vào đồng tiền sẽ bị suy giảm và nó sẽ bị suy yếu.

Bảng lương

Báo cáo bảng lương lao động (còn gọi là báo cáo lao động) hiện đang được coi là chỉ số quan trọng nhất trong tất cả các chỉ số kinh tế Mỹ. Nó thường được phát hành vào ngày thứ sáu đầu tiên của tháng Báo cáo cung cấp một cái nhìn toàn diện nền kinh tế và là một thước đo về số lượng những người được trả lương với tư cách là nhân viên của cơ sở kinh doanh phi nông nghiệp và các đơn vị của chính phủ. Thay đổi hàng tháng trong bảng lương phản ánh số ròng của công ăn việc làm mới được tạo ra hoặc bị mất trong tháng. Báo cáo bảng lương được trả lương được nhiều người theo dõi như là một chỉ số quan trọng của hoạt động kinh tế.

Gia tăng mạnh trong bảng lương được coi là dấu hiệu của hoạt động kinh tế mạnh mẽ có thể rốt cục dẫn đến lãi suất cao hơn, để hỗ trợ tiền tệ nói chung, ít nhất là trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu sức ép lạm phát tăng thì niềm tin dài hạn vào tiền tệ có thể bị suy yếu.

Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá sản xuất là thước đo sự thay đổi hàng tháng trong giá bán buôn và được chia theo hàng hóa, công nghiệp và công đoạn sản xuất.

Chỉ số giá sản xuất cho thấy một dấu hiệu lạm phát quan trọng, vì nó là thước đo sự thay đổi giá trong lĩnh vực sản xuất - và lạm phát ở cấp độ nhà sản xuất thường đi thẳng tới người tiêu dùng

Giới thiệu về chúng tôi
Các nền tảng
Các loại tài khoản
Phân tích & Tin tức Thị trường
Trung tâm giáo dục
Đối tác & Chi nhánh